Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Cách Soạn Đoạn Nhạc Dạo Đầu (Intro)

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Đoạn dạo đầu (Intro), ngoài nhiệm vụ xác định âm giai để cho người hát bắt đúng giọng, còn phải là đoạn tạo ấn tượng cho người nghe về ca khúc sắp được người hát thể hiện. Rất nhiều ca khúc có đoạn mở đầu quá ấn tượng đến nỗi tất cả các nhạc sĩ hòa âm lại những ca khúc này đều không thể thay đổi được vì không thể viết cách nào khác cho ấn tượng hơn nữa!

Không có gì bí mật hoặc "thiên phú" hoặc bí ẩn để soạn đoạn dạo đầu ấn tượng vì nếu đoạn nhạc này là biến tấu của ca khúc thì khó mà tách bỏ để thay thế bằng một đoạn nhạc khác. Không có qui định về độ dài của đoạn mở đầu mà tùy cảm hứng của người phối nhạc. Tuy nhiên theo tâm lý bình thường của người nghe thì đoạn mở đầu nên có độ dài chẳn ô nhịp, chẳng hạn như 4, 6, 8, 10, 12 ô nhịp.

Có các cách soạn đoạn dạo đầu như sau:

1. Dạo Đầu Bằng Một Hợp Âm:

Chỉ có một hợp âm vang lên và rồi người hát cất tiếng ngay vào ca khúc. Hợp âm này thường là hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5. Thí dụ như: hợp âm C hoặc hợp âm G7 đối với ca khúc ở cung C; hợp âm Am hoặc E7 đối với ca khúc ở cung Am.

Hợp âm này có thể là hợp âm khối (block chord), hợp âm rải (arpeggio).

Cách ứng dụng thông thường của cách dạo đầu này là: để tạo ấn tượng cho người nghe vì xem như ca khúc này không có đoạn nhạc dạo đầu, ngay sau hợp âm dạo đầu là giọng hát vào ngay phiên khúc hoặc điệp khúc.

Cách ứng dụng khác là rải hợp âm chủ để cho người hát sau đó bắt giọng để hát nhịp tự do kể lể, chậm rãi tự sự.

2. Lấy Điệp Khúc Làm Đoạn Dạo Đầu:

Nếu ca khúc có đoạn điệp khúc hay, có thể sử dụng toàn bộ đoạn điệp khúc này để làm đoạn dạo đầu hoặc chỉ lấy một đoạn hay nhất trong điệp khúc này để thực hiện tiến hành giai điệu liền bậc lên hoặc xuống dần đến hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5.

3. Sử Dụng Một Đoạn Hợp Âm Trong Ca Khúc:

Có thể lấy cả đoạn hợp âm trong điệp khúc hoặc phiên khúc và soạn giai điệu dạo đầu mô phỏng điệp khúc hoặc phiên khúc hoặc là biến tấu của phiên khúc hoặc điệp khúc.

4. Sáng Tác Đoạn Dạo Đầu Riêng:

Chỉ có bậc cao thủ về hòa âm mới thực hiện được cách này vì đòi hỏi người soạn hòa âm phải cảm nhận ca khúc thật sâu sắc để có thể sáng tác đoạn dạo đầu mà không sử dụng một chút giai điệu nào trong ca khúc mà vẫn khiến người nghe cảm nhận được ngay cái hồn của ca khúc.

Đối với một ca khúc mới chưa từng nghe mà phải diễn tấu ngay tại chổ (tôi gọi là chơi "nhạc mù"), việc soạn intro rất đơn giản: sử dụng hợp âm vòng (vòng quảng 5) như sau:

Thí dụ:

Nếu bài hát này ở cung C, hợp âm vòng cho intro có thể là:
C | Am | F | G7 | C
C | Em | Am | Dm | G7
C | G | Dm | F | C | G7
v.v...

Nếu ở cung Am:
Am | A7 | Dm | G | C | E7 | Am
Am | G | F | E7
Am | C | G | Dm | Am
v.v...
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top