Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Phổ biến và phân phối tác phẩm âm nhạc. Kênh phân phối thật hay kênh phân phối ảo?

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
D10C6A7B-B4F2-4ACF-ADEA-7DF35A49CBBC_1024x1024.jpeg

Tôi không định viết bài nhận định này: làm sao phổ biến và phân phối tác phẩm âm nhạc đến tay (và tai) người nghe vì hoạt động ca nhạc tại Việt Nam giống nhưng lại khác so với các nước tiên tiến do đặc điểm văn hóa xã hội, điển hình là Mỹ.

Tại Mỹ, tác phẩm âm nhạc được chuyển thành sản phẩm thương mãi kể từ khi kỹ thuật thu âm và ghi âm được phát minh. Thời đó, thời kỹ thuật analog, chỉ có các hãng phát hành đĩa than rồi đĩa nhựa thống trị việc phân phối sản phẩm âm nhạc "hữu hình" (đĩa than rồi đĩa nhựa rồi băng từ - reel, cartridge, cassette) và chỉ có những hãng đĩa này mới có đủ tài chánh đầu tư vào các phòng thu âm và xây dựng các kênh phân phối sản phẩm âm nhạc. Thời kỹ thuật âm thanh analog là thời "lợi nhuận vàng son" của các hãng đĩa.

Các ca sĩ thời đó có ước mơ duy nhất là phải làm sao để được lọt vào mắt và tai của nhà sản xuất chương trình ca nhạc làm việc cho các hãng đĩa này...để rồi có thể mơ đến ngày vang danh. Nhưng cái giá phải trả luôn đắt hơn mơ ước. Khi họ được hãng đĩa phát hiện rồi kể từ khi họ ký "hợp đồng cộng tác phát hành chương trình ca nhạc" với hãng đĩa, họ phải làm việc cật lực và thực tế đúng như vậy. Họ phải làm việc theo yêu cầu của người biên tập chương trình ca nhạc sao cho "sản phẩm âm nhạc" của họ phải được thị trường nghe nhạc chấp nhận = phải mang tính giải trí tiêu khiển đại chúng. Khi người nghe đại chúng "cắn câu" thì người nghe này buộc phải mua đĩa hát, băng từ và điều này có nghĩa là mang lại lợi nhuận, thật ra là cho hãng đĩa - nhà sản xuất chứ không phải là cho ca sĩ. Sự sáng tạo nghệ thuật của ca sĩ chỉ nhằm để phục vụ cho kinh doanh âm nhạc giải trí thương mãi.

"Hợp đồng cộng tác" mà ca sĩ ký với hãng đĩa là sự ràng buộc không công bằng. Hãng đĩa ứng trước cho ca sĩ một số tiền để ca sĩ trang trải chi phí sinh hoạt thường nhật để làm việc - tạo ra sản phẩm âm nhạc cho hãng đĩa. Lợi nhuận thật sự mà ca sĩ có thể kiếm được là tỷ lệ hoa hồng trên mỗi "sản phẩm âm nhạc hữu hình" bán được với điều kiện là phần hoa hồng này phải được thanh toán ưu tiên cho hãng đĩa cho đến khi dứt khoản tiền mà hãng đĩa đã ứng trước cho ca sĩ.

Ngoài ra, hãng đĩa còn kiếm được thêm lợi nhuận từ hoa hồng phân phối sản phẩm âm nhạc hữu hình từ các kênh phân phối mà họ đã lập ra.

Thời kỹ thuật âm thanh digital:

1. Các phòng thu âm analog nổi tiếng "dữ dằn" bị buộc phải đóng cửa, điển hình nhất là Abbey Road vì kỹ thuật âm thanh digital tiện gọn và cực rẻ và...ai cũng có thể làm âm thanh được.

2. Audio CD bị kỹ thuật âm thanh nén mp3 khai tử cũng vì tính tiện dụng và gọn nhẹ trong việc phát tán phổ biến.

3. Cùng với kỹ thuật san sẻ âm nhạc qua mạng internet toàn cầu, các kênh phân phối sản phẩm âm nhạc "hữu hình" - audio CD truyền thống của các hãng đĩa cũng bị các siêu thị buộc phải dẹp tiệm. Audio CD được đưa vào siêu thị với bán rẻ mạt (nếu muốn dùng đúng từ lịch sự mang thuật ngữ kinh doanh: audio CD là sản phẩm bán lổ chiến lược) nhằm để chiêu mại: khi khách đến siêu thị để mua sản phẩm âm nhạc vì "giá bèo", họ có thể sẽ mua thêm những món hàng khác mà siêu thị kiếm lời được.

Và ca sĩ thời đại âm thanh digital đã tự dựng sản phẩm âm nhạc cho họ một cách dễ dàng và đã tự quảng cáo chiêu mại họ một cách cũng dễ dàng nhờ vào mạng internet toàn cầu.

Kỹ thuật âm thanh digital và kỹ thuật truyền thông toàn cầu internet đã cắt mất lợi nhuận béo bở thời âm thanh analog khỏi tay những nhà sản xuất "sản phẩm ca nhạc hữu hình".

Nhưng âm nhạc thương mãi thị trường vẫn sống vì kỹ thuật digital và internet đã tạo ra ngành công nghiệp truyền thông quảng cáo thương mãi toàn cầu không biên cương quốc gia. Điều này có nghĩa là khối lượng lợi nhuận kếch sù từ âm nhạc giải trí thương mại thời âm thanh analog được chuyển sang tay những người "sản xuất chương trình ca nhạc giải trí quảng cáo phục vụ thương mãi" thời digital và truyền thông internet. Còn người trả tiền cho các sản phẩm âm nhạc-người nghe nhạc thời analog, đã chuyển thành nhà tài trợ các chương trình quảng cáo thương mãi.

Cũng vẫn là bài học kinh doanh xưa cũ của các hãng đĩa vì chỉ là thay tên đổi họ mà thôi, từ tên gọi là 'nhà sản xuất đĩa nhạc' thành tên gọi là 'nhà sản xuất chương trình ca nhạc giải trí phục vụ thương mãi'. Những 'nhà' này thật ra không phải tốn nhiều tiền vì chính các ca sĩ đã phải tự bỏ vốn để làm các chương trình ca nhạc giải trí để phục vụ quàng cáo thương mãi. Ca sĩ tự bỏ vốn để làm "sản phẩm âm nhạc vô hình" (âm thanh digital) rồi tự bỏ vốn để quảng cáo họ cùng khắp trên internet, tự bỏ vốn để đánh bóng danh tánh trên các kênh truyền thông đại chúng (báo đài).

Âm nhạc giải trí thật ra chỉ để phục vụ thương mãi với mục đích duy nhất là mang lại lợi nhuận, mà buồn thay không phải là cho người biểu diễn (ca sĩ) mà chính là cho người tổ chức, trước đây là nhà sản xuất và phân phối "sản phẩm âm nhạc hữu hình" và hiện nay là nhà sản xuất "chương trình ca nhạc giải trí" phục vụ quảng cáo thương mãi.

Tôi lại phải nhắc lại và nhấn mạnh thêm quan điểm của tôi: THƯƠNG MÃI không bao giờ là bạn đồng hành tốt của NGHỆ THUẬT.

===============​
Cho nên đừng bao giờ nói với tôi, "nếu làm nghệ thuật mà không kiếm được tiền thì thật ra là làm cái gì?". Trên thế giới, đã có nhiều người làm nghệ thuật đẹp và chân chính đã chết trong nghèo túng mà không bao giờ được ai biết đến còn những người may mắn hơn là mãi sau đó mới được tôn vinh mà làm giàu cho những người "kinh doanh nghệ thuật".

Còn tôi? Tuy tôi nghèo túng nhưng tôi may mắn hơn những người sáng tác ca khúc khác, nhờ kỹ thuật âm thanh digital và với ý thức luôn nâng cao trình độ và kiến thức trong lãnh vực âm nhạc và âm thanh nên tôi đã tự dựng được âm nhạc của tôi để cho riêng tôi thưởng thức khi tôi còn sống.

Vì âm nhạc Đắc Tâm, tự bản chất, không phải là âm nhạc giải trí phục vụ quảng cáo thương mãi và cho người mua vui tiêu khiển.
 
Sửa lần cuối:

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Kênh phổ biến và phân phối tác phẩm âm nhạc thật

Âm nhạc, nói cho cùng, là sự giao cảm giữa người và người, là sự tiếp xúc giữa người và người mà âm thanh digital và hệ thống "tuyên truyền" toàn cầu internet thì chỉ mang lại được âm thanh máy móc, tạo được sự giao tiếp ảo giữa người với nhau và gây ra ảo tưởng "cuồng vĩ" trong nghệ thuật khi có lượng người xem và nghe rất đông nhưng cũng hoàn toàn ảo vì không xác định được trình độ và đẳng cấp cũng như mức độ "hâm mộ" hay "tò mò" của những khán giả ảo này.

Kênh phổ biến âm nhạc thật là sân khấu ca nhạc sống - live musical stage, nơi mà người tiếp xúc và giao cảm thật với nhau, nơi mà tài năng âm nhạc thật được bộc lộ thật không che đậy bằng xảo thuật âm thanh digital vi tính và là nơi mà những người làm và biểu diễn âm nhạc nhận ra trình độ, đẳng cấp thật của khán giả hâm mộ.

Thời nào cũng vậy... Âm nhạc thế nào thì luôn có khán giả hâm mộ thế ấy! Nói rộng hơn, cộng đồng xã hội như thế nào thì sẽ sản sinh loại âm nhạc để phục vụ như thế ấy!

Cho nên âm nhạc tử tế phải tách riêng khỏi thế giới digital và internet ảo và phải có nơi để biểu diễn thật - live performance để những người tử tế tìm đến...mua nhạc sống. Kênh phân phối âm nhạc thật.

Ai làm được điều này trong một thế giới ngày càng sa đà vào vật chất và vì đồng tiền thương mãi?
 

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top