Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Hướng Dẫn Cân Chỉnh Âm Thanh Trên Vi Tính Với Nuendo 4.3

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Điều quan trọng nhất trong việc cân chỉnh âm thanh là tai nghe-ears (tai người nghe chứ không phải là headphones) cùng với kiến thức âm thanh (acoustics), nắm rõ các thông số của hiệu ứng âm thanh ( FX processors=cứng hoặc FX plugins=ảo) chứ không phải là thiết bị âm thanh đắt tiền (audio interface, micro, loa kiểm âm cùng các hiệu ứng âm thanh cứng). Có tai nghe tinh tế, người cân chỉnh âm thanh sẽ làm quen với các ưu khuyết điểm của bộ audio interface và cặp loa kiểm âm của họ để có thể nghe ra chính xác âm sắc nhạc cụ và sắc thái-không gian âm thanh của bản âm thanh khi cân chỉnh.

Tôi hướng dẫn cân chỉnh âm thanh trên vi tính bằng phần mềm Nuendo 4.3 của Steinberg vì tính thân thiện và dễ sử dụng của phần mềm này. Vì cách thức cân chỉnh âm thanh là kiến thức, không phải là cách thức vận hành - kỹ thuật (giao diện hiển thị cách sử dụng phần mềm) nên khi hiểu được thì sẽ thực hiện được trên các phần mềm xử lý âm thanh khác.

Cân chỉnh âm thanh là tái hiện âm thanh thực trong không gian biểu diễn 3 chiều chỉ qua 2 loa.

Do đó, nguyên tắc là làm sao tái tạo các âm thanh này một cách trung thực nhất trong không gian stereo bị giới hạn bởi 2 loa (bên phải và bên trái). Nếu sử dụng hệ thống âm thanh surround (5.1, 7.1) thì thuộc phạm vi âm thanh trong phim chiếu màn ảnh/video.

– Người cân chỉnh âm thanh pha trộn âm thanh với nhau và tái tạo không gian biểu diễn 3 chiều bằng 6 công cụ và hiệu ứng sau:

+ Volume
+ Panpot (panorama position)
+ Equalizer
+ Compressor
+ Delay
+ Reverb

1. Volume (âm lượng)

Tăng giảm volume (âm lượng) tạo chiều sâu âm thanh to (gần), nhỏ (xa).

2. Panpot (vị trí)

Chỉnh panpot để định vị trí âm thanh trái phải.

3. Equalizer (cân bằng âm sắc)

Chỉnh equalizer (cân bằng âm sắc) qua tần số âm thanh để làm âm thanh có chiều cao và có âm sắc nét hơn. Lưu ý là khi nâng âm thanh ở tần số cao còn tạo thêm hiệu quả nâng âm thanh bay lên cao, và khi nâng âm thanh ở tần số thấp làm âm thanh chìm xuống (nhưng có mức độ mà thôi vì ta không thể làm chìm xuống thấp âm thanh có bản chất cao và cũng không thể làm bay lên cao âm thanh có bản chất trầm).

4. Compressor (hiệu ứng nén)

– Compressor làm cho âm thanh gom lại nghe rõ ràng hơn.

5. Delay (hiệu ứng trễ âm)

Giúp cho âm thanh có chiều rộng và chiều sâu bằng cách tạo thêm âm thanh lặp lại từ âm thanh gốc.

6. Reverb (hiệu ứng vang)

Delay liên tục và dày tạo ra hiệu quả vang (reverb). Giúp tạo hiệu quả không gian - độ rộng, độ sâu/độ vòm của âm thanh.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top