Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Hòa Âm Chromatic

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
HÒA ÂM CHROMATIC

Khi giai điệu có nốt lạ, không thuộc âm giai của giai điệu thì nốt đó là nốt chromatic. Thí dụ, nốt C#, D#. F# trong giai điệu thuộc âm giai C. Nốt chromatic là nốt báo hiệu cho sự chuyển điệu (chuyển cung) trong giai điệu.

Và như vậy, hợp âm có nốt không thuộc âm giai của giai điệu được gọi là hợp âm chromatic. Thí dụ, hợp âm Bb (có nốt Bb), hợp âm A (có nốt C#) trong giai điệu thuộc âm giai C.

Khi muốn chuyển điệu (chuyển cung) trong giai điệu, người sáng tác giai điệu phải biết chuẩn bị tiến hành giai điệu sao cho việc xuất hiện nốt chromatic nghe thuận tai - chuẩn bị (preparation) và giai điệu tiếp nối sau nốt chromatic phải nghe "ngọt ngào" - giải quyết (resolution).

Cũng vậy, hợp âm chromatic cũng phải được chuẩn bị và giải quyết sao cho hiệu quả hòa âm nghe "ngọt ngào".

KHI NÀO SỬ DỤNG HỢP ÂM CHROMATIC?

Khi giai điệu kéo dài nhiều ô nhịp với nốt trong cùng một hợp âm thì hợp âm chromatic sẽ giúp "giai điệu hóa" nền hòa âm - hợp âm hát. Thí dụ như đoạn nhạc sau đây trong ca khúc "Đường Xưa Lối Cũ" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ:

Duong Xua Loi Cu.jpg

Hợp âm màu đen không phải là hợp âm chromatic (vì gồm những nốt trong âm giai D: Dmaj7 = D F# A C#; D6 = D F# A B) mà là hợp âm màu sắc tô điểm cho đoạn giai điệu 3 ô nhịp ở hợp âm D). Khi đệm các hợp âm này, các bạn có nghe thấy nốt D "tuột" đến C# rồi B rồi "leo" đến C# rồi lại D -> C# -> B?

Hợp âm ghi đỏ là hợp âm chromatic:

D7 (có nốt C bình không thuộc âm giai D) -> với bass giảm dần từ G -> F# -> F -> E7 (có nốt G# không thuộc âm giai D) -> A7

Tiến hành hợp âm chromatic viết theo cách đơn giản trên có thể được viết một cách phức tạp hơn:

D7 -> G -> Gmaj7/bass F# -> G7/bass F -> E7 -> A7

Hoặc ca khúc "Như Chiếc Que Diêm" của nhạc sĩ Từ Công Phụng:
Nhu Chiec Que Diem.jpg

Giai điệu gồm đa số những nốt trong hợp âm Em (E G B) được kéo dài trong 3 ô nhịp nên áp dụng hòa âm chromatic với bass giảm dần từ E -> D# -> D -> C# -> B -> A -> G# -> G -> D -> C -> B7sus4 -> B7

Có thể viết hợp âm phức tạp hơn: Em -> Em maj7/bass D# -> Em7/bass D -> Em6/bass C# -> E7/bass B -> Am/bass A -> Am maj7/bass G# -> G/bass G

GIẢI QUYẾT NỐT BASS CHROMATIC

Khi sử dụng thủ pháp hòa âm chromatic bass, nên dẫn nốt bass sao cho nốt bass phải giải về nốt bass gốc của hợp âm cuối của đoạn hòa âm chromatic bass:

– Trong thí dụ ca khúc "Đường Xưa Lối Cũ", nốt bass giảm dần từ G để giải về E (nốt bass gốc của hợp âm E7).

– Trong thí dụ ca khúc "Như Chiếc Que Diêm", nốt bass giảm dần từ E để giải về G (nốt bass gôc của hợp âm G)

Đành rắng việc hòa âm chromatic tạo màu sắc trong hòa âm nhưng cũng không nên lạm dụng khiến nền hòa âm trở nên khô cứng, công thức và máy móc. Tôi vẫn chủ trương hòa âm thuận và đơn giản lúc nào nghe cũng ngọt ngào.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top